Suy nghĩ sai lầm về các loại adapter, cục cấp nguồn thiết bị điện.
Router wifi của em input 9V - 1A thì có thể cắm cục nguồn 9V - 2A được không ?
Đương nhiên là dùng được rồi. Và bài viết này sẽ khai sáng cho những người hiểu sai cơ bản về dòng điện.
Đối với các thiết bị điện tử:
+ Cấp nguồn sai hiệu điện thế thì sẽ không hoạt động hoặc cháy. (ký hiệu U, đơn vị V)
+ Cường độ dòng điện thấp hơn thì không hoạt động, không ổn định hoặc cháy. (ký hiệu I, đơn vị A)
+ Cường độ dòng điện cao hơn thì hoạt động bình thường.
Đối với những bạn không rành về điện thì đọc xong đoạn trên hơi rối đúng không ạ. Tôi xin giải thích qua 2 ý chính dưới đây. Đây là cách tốt nhất mà tôi nghĩ ra, mong bạn chịu khó tự suy nghĩ để dễ hiểu vấn đề.
1. Các Adapter cấp nguồn thực ra không phải là nguồn điện.
Thật vậy, các loại adapter - cục cấp nguồn ( bao gồm nguồn máy tính, sạc điện thoại, cấp nguồn router, cấp nguồn laptop, cấp nguồn màn hình, cấp nguồn android box, cấp nguồn tivi ...vv...) đều không phải là nguồn điện. Chúng không tự tạo ra điện mà chỉ chuyển đổi cho phù hợp với thiết bị. Tương tự như ổn áp, có tác dụng giữ ổn định đầu ra khi điện áp đầu vào thay đổi trong phạm vi cho phép.2. Adpater không phải lúc nào cũng cho ra cường độ dòng điện như in trên vỏ.
Hiểu cơ bản thì cục nguồn 2A không phải lúc nào cũng cấp 2A.Ví dụ cục nguồn cho router wifi trên vỏ ghi output 9V - 2A, khi cắm vào router có input 9V-1A thì cục nguồn cũng chỉ cho ra 1A, khi không cắm vào thiết bị nào cả thì cục nguồn sẽ cho ra 0A và hiệu điện thế thì vẫn luôn là 9V.
Tóm lại chúng ta nên hiểu cục nguồn 2A là cục nguồn có khả năng cấp dòng tối đa 2A (hoặc cục nguồn chịu được tối đa 2A).
Ví dụ như ổn áp 1500kva thì chính xác phải là ổn áp có khả năng chịu tải tối đa 1500kva.
Bài viết chủ yếu dựa vào kiến thức cá nhân, nếu có sai sót chỗ nào mong bạn liên hệ với tôi...
Xin chân thành cám ơn.
Chỉnh sửa lần cuối: